Cách cấu tạo lợp mái hiện đại làm nhiều người không biết đòn dông là gì.
T
ừ xa xưa, tục lệ làm nhà rất kiêng kỵ việc nhà mình bị đòn dông nhà khác chĩa sang và rất quan trọng khâu xem ngày gác đòn dông, đếm số đòn tay khi lợp mái… Vậy đòn dông là gì, chúng ta hãy cùng [kienthuc.online] tìm hiểu về nó!
Đòn dông là một cách đọc bị biến thể của chữ “đòn đông”, do ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam theo câu: lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương Đông là khởi điểm mùa xuân, nơi mặt trời mọc buổi sớm, thuộc Mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu (tượng trưng cho mặt trời mọc và lặn) đồng thời treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng kiêng nể với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Cách cấu tạo lợp mái hiện đại (dùng hệ đòn tay – rui mè bằng sắt hộp hoặc vì kèo thép) đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh nữa, mà là hai cây xà gồ thép đặt hai bên đỉnh để thuận tiện hơn về cấu tạo và liên kết ngói đỉnh mái. Cũng vì ngày xưa do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay (xà gồ gác trên mái) trong bộ mái nhà luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu “sinh lão bệnh tử” (vốn lưu truyền trong đếm bậc thang) mang nhiều màu sắc mê tín.
Vậy về cách hiểu đơn giản nhất Đòn dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà.
Vậy về cách hiểu đơn giản nhất Đòn dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà.
COMMENTS